Thứ Ba, 30 tháng 10, 2012

Cuộc đời là vậy đó (Phần 8)

Đám tang buồn.

Quê tôi có đội âm công lo nghi thức chôn cất. Trọng tâm nghi thức là bài hát đưa linh, có nhạc lễ phụ họa, với lời lẽ thống thiết bi ai do ông tổng tiền, nhân vật quan trọng nhất của đội âm công, diễn xướng trước linh cửu. Ông Biện suốt đời làm chức tổng tiền hát cho bao nhiêu đám. 

Ông Biện qua đời, chưa có người thay thế, đội âm công buộc lòng phải phát trên loa bài hát đưa linh do chính ông hát được ghi âm từ trước. Nghe một người tự đưa tiễn linh hồn mình, mọi người dự tang lễ không khỏi ngậm ngùi.
...............................

Cay

Người đàn bà vội vã ra đi vào một chiều mưa tầm tã.

Ngày ngày, chỉ còn lại người đàn ông lầm lũi bên xe mì gõ đầu hẻm. Chẳng hiểu vì lý do gì, khách đến ăn ngày một thưa dần rồi vắng hẳn. 

...Ngày nọ, có người đàn bà sang trọng tìm về con hẻm xưa. Không ai còn nhận ra bà. Người đàn ông và xe mì gõ không còn ở đó nữa. Người ta bảo kể từ cái dạo vợ bỏ đi, mì ông nấu không còn ngon như trước và quá cay.

Cay nên người ta không thèm ăn của ông nữa...
...............................................

Con nuôi

Thầy giáo lớp 1 thảo luận với lớp về một bức hình chụp, có một cậu bé màu tóc khác mọi người trong gia đình. Một học sinh cho rằng cậu bé trong hình chính là con nuôi. Một cô bé nói: - Mình biết tất cả về con nuôi đấy.

Một học sinh khác hỏi: - Thế con nuôi là gì?

Cô bé trả lời: - Con nuôi nghĩa là mình lớn lên từ trong tim mẹ mình chứ không phải từ trong bụng mẹ.
...............................................

Bão

Sống miền duyên hải, công việc của anh gắn liền với biển, với những chuyến khơi xa. Anh đi suốt, về nhà chẳg đc bao đã tiếp tục ra khơi. Mỗi lần anh đi chị lại lo. Radio, ti vi báo bão. Đêm chị ngủ chẳg yên, sợ bão sẽ cuốn anh ra khỏi đời chị.

Cuộc sống khá hơn, anh không đi biển nữa mà kinh doanh trên bờ. Anh đi sớm về trễ, có đêm vắg nhà, bảo vì côg việc làm ăn. Nhưng nghe đâu...

Không phải bão, anh vẫn bị cuốn xa dần. Sóg gió, bão trog lòg chị.
...........................................

Mùi thơm hương bài

Ngoài sáu mươi tuổi ông nghỉ hưu, tất cả để lại Hà Nội. Một mình ông về quê chăm sóc mẹ già sau mấy mươi năm đằng đẵng xa mẹ.

Đó là những ngày hạnh phúc của đời ông, ông được sống lại những năm tháng ông là thằng Thiều bé bỏng, đêm đêm cùng mẹ xe những cây hương bài thơm ngọt ngào để nuôi ông ăn học... Hai mái đầu bạc của hai mẹ con lại xe hương bài cho đến một ngày trong túp lều nhỏ nghi ngút lan tỏa mùi thơm và khói trắng của hương bài...

Ông trở lại Hà Nội với vợ con mang theo hương thơm của hương bài quê hương...

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét